, , , ,

TOP Ý TƯỞNG Hotrend 2023 👍👍👍 Brand Activation Cần biết khi chạy Kich hoạt thương hiệu

1

  • Sử dụng 360 độ Video Photo booth để video ngắn dưới 60 giây đã có mặt ở khắp mọi nơi, trên nhiều nền tảng như TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts, Google, LinkedIn và Pinterest
  • Đề cao trải nghiệm khách hàng, sử dụng booth sampling…hoặc Bục xoay tròn 360 độ để trưng bày sản phẩm
  • Đánh trọng tâm vào vấn đề khách hàng
  • Đón đầu trend thịnh hành
  • Giới thiệu lịch sử hình thành thương hiệu
  • Cộng tác với các Influencer
  • Tạo các buổi event tương tác thương hiệu
  • Giúp khách hàng nhận thức tốt về cuộc sống
  • Tổ chức buổi thử nghiệm sản phẩm mới
  • Tại Sao Video 360 độ photobooth lại được các band activation lựa chọn
    • đoạn clip #SlowMotion ngắn được lồng ovelay thiết kế riêng của sự kiện thêm các hiệu ứng vui vẻ giúp sự kiện của bạn trở nên vui vẻ, hấp dẫn và dễ dàng lan toả. Dễ dàng chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội khác.
  • Khi kickoff chương trình Brand Activation thì Video phoobooth 360 độ có vai trò gì?
    • Tạo ra video ngắn dưới 60 giây đã có mặt ở khắp mọi nơi, trên nhiều nền tảng như TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts, Google, LinkedIn và Pinterest cũng đang mở rộng dịch vụ chia sẻ video ngắn. Điều này cho thấy sức mạnh và tầm quan trọng của video ngắn đối với các thương hiệu trong việc tiếp cận khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Brand Activation chạy cùng video 360 photobooth
Brand Activation chạy cùng video 360 photobooth
marketer sử dụng 360 photo booth tạo ấn tượng với khách lan truyền thông tin thương hiệu
marketer sử dụng 360 photo booth tạo ấn tượng với khách lan truyền thông tin thương hiệu

1. Tìm hiểu Brand Activation là gì?

Định nghĩa Brand Activation

Brand Activation hay kích hoạt thương hiệu là quá trình bạn tiếp cận, tương tác nhằm tăng sự nhận diện thương hiệu của mình đến với người dùng. Đây được xem là hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu phổ biến hiện nay.

Brand Activation ra đời với tham vọng thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Cùng với đó là mục tiêu kinh doanh và truyền thông của cách doanh nghiệp. Sử dụng Brand Activation sẽ là lợi thế lớn cho bạn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp việc brand audit (kiểm toán thương hiệu) hoặc định vị thương hiệu được thực thi dễ dàng hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Brand Activation có thể ứng dụng cho cả thương hiệu mới và những thương hiệu tái định vị trên thị trường.

Các hình thức Brand Activation

Các hình thức Brand Activation cơ bản có thể nhắc đến gồm:

  • Experiential marketing: đây là hình thức kích hoạt thương hiệu bằng cách để khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hãy làm cho buổi dùng thử sản phẩm của bạn trở nên thú vị, mang tính chất độc lạ để thu hút người dùng tham gia.
  • Sampling campaigns: chiến dịch phát những mẫu dùng thử miễn phí được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Tuy phương án này được xem là quen thuộc nhưng bạn vẫn có thể tạo được điểm nhấn bằng cách thông minh trong việc chọn mẫu thử. Bên cạnh đó, địa điểm, thời gian, hình thức phát cũng cần được chuẩn bị kỹ càng để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người dùng.
chạy sampling campaigns
chạy sampling campaigns
  • In-store brand activation: hình thức kích hoạt thương hiệu tại cửa hàng giúp bạn tiết kiệm chi phí di chuyển, thời gian và công sức bỏ ra. Thay vì bạn phải rong ruổi bên ngoài thì bạn có thể thu hút người dùng đến tại cửa hàng của mình để tương tác trực tiếp, hiểu được nhu cầu và hành vi mua hàng của họ nhiều hơn.
PG đứng booth sampling siêu thị
PG đứng booth sampling siêu thị

2. Những thuật ngữ thường nhầm lẫn với Brand Activation

Brand Activation là Event Marketing

Các hoạt động truyền thông thương hiệu thông qua tổ chức sự kiện thường diễn ra 1 lần vào một thời điểm nhất định. Nó được triển khai bằng hình thức hội thảo, buổi ra mắt sản phẩm hay lễ khai trương,… thu hút nhiều người tham gia.

Còn Brand Activation thì là một chuỗi bao gồm nhiều hoạt động lặp đi lặp lại nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Vì thế, khái niệm Brand Activation và Event Marketing thường sẽ có nét tương đồng chứ không giống nhau hoàn toàn.

Event marketing là gì? Event marketing là một chiến lược quảng cáo liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp giữa các công ty và khách hàng của họ tại các sự kiện đặc biệt như các buổi hòa nhạc, hội chợ và các sự kiện thể thao. Các thương hiệu sử dụng event marketing (như chương trình, cuộc thi hoặc bữa tiệc) để tiếp cận người tiêu dùng thông qua lấy mẫu trực tiếp hoặc hiển thị tương tác. Việc thực hành hoạt động vì nó thu hút người tiêu dùng trong khi họ ở vị trí sẵn sàng tham gia.

 

Brand Activation là Experiential Marketing

Trong các chiến lược về Brand Activation vẫn có sử dụng Experiential Marketing như một hoạt động thiết yếu. Tuy nhiên, xét về mục đích thì hai khái niệm này có những mục đích khác nhau.

brand Activation-khac-gi-Experiental Marketing
brand Activation khác gì với Experiental Marketing

Brand Activation là gì? hướng đến việc quảng bá thương hiệu, tăng độ tin cậy của người dùng, để họ cảm thấy chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn là rất tốt.

Còn Experiential Marketing là gì? thì chú ý nhiều đến việc thu hút người dùng bằng những trải nghiệm thú vị về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

Brand Activation là Advertising

Brand Activation và Advertising cũng là 2 định nghĩa có sự khác biệt. Trong khi Advertising là hình thức quảng cáo truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Từ đó, các chiến dịch Advertising sẽ thu hút, thúc đẩy họ mua hàng.

Thì Brand Activation lại có nhiều hoạt động hơn. Kích hoạt thương hiệu không chỉ là truyền tải thông điệp mà còn triển khai tương tác, trải nghiệm thương hiệu dành cho người dùng để họ có thể nhận biết và ghi nhớ thương hiệu tốt nhất.

3. Các ý tưởng Brand Activation phổ biến hiện nay

Dưới đây là 8 ý tưởng Brand Activation được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của từng ý tưởng ngay nhé bạn!

Đề cao trải nghiệm khách hàng

Ý tưởng đầu tiên bạn có thể triển khai đó chính là tập trung vào sự trải nghiệm của khách hàng. Tiếp thị trải nghiệm được xem là một trong những hoạt động thiết yếu của Brand Activation. Hãy làm điều gì đó mà người dùng họ chưa từng thấy hoặc chưa từng làm qua.

experiential-marketing
experiential-marketing
Hoạt động trải nghiệm khách hàng là một trong các ý tưởng Brand Activation cần thiết

Một buổi thực hành để trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng sẽ là cơ hội để bạn thu hút sự chú ý của người dùng. Và đây cũng là dịp để bạn thu thập được dữ liệu về những ý kiến của họ sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Mình ví dụ như công ty Contours ‘Baby Stroller Test Ride đã sản xuất chiếc xe đẩy dành cho người lớn. Và công ty này đã cho các bậc cha mẹ trải nghiệm chúng để có được những kiến thức cơ bản nhất về chất lượng của sản phẩm.

Đánh trọng tâm vào vấn đề khách hàng

Mỗi khách hàng sẽ có những vấn đề khác nhau. Vì thế, để có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, bạn cần nắm được các vấn đề nào đang xảy ra với khách hàng. Bạn nên là người giải quyết vấn đề của họ chứ không nên lắng nghe một cách thụ động.

Vitaminwater đã thành công khi đã có giải pháp tối ưu cho vấn đề “nhiệt” của khách hàng bằng một chiếc máy phun sương. Mỗi người tham gia lễ hội do Vitaminwater đều sẽ cảm thấy thoải mái khi vấn đề nắng nóng của mùa hè đã được giải quyết. Từ đó, thương hiệu Vitaminwater cũng đã tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng của mình.

Đón đầu trend thịnh hành

Đón đầu trend cũng là một ý tưởng hoàn hảo cho Brand Activation của bạn. Nó giúp bạn tạo dấu ấn tốt trong tâm trí khách hàng khi ứng dụng một cách khéo léo.

trend 2023
trend 2023
Đón đầu các xu hướng để có chiến lược Brand Activation đúng đắn

Innocent Drinks đã tận dụng xu hướng cảm xúc rất tốt vào chiến lược kích hoạt thương hiệu của họ. Thương hiệu này đã tạo ra một biểu tượng cảm xúc dành riêng cho mình. Và mỗi bài chia sẻ từ khách hàng đều có gắn biểu tượng cảm xúc này. Đây cũng là cách để ghi lại ấn tượng sâu sắc về thương hiệu đến với người dùng.

Giới thiệu lịch sử hình thành thương hiệu

Hãy cho khách hàng biết được vì sao thương hiệu bạn được hình thành hay nói đơn giản là lịch sử ra đời thương hiệu của bạn. Đây là cách để bạn có thể xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình.

Bloomingdale được xem là thương hiệu có cách giới thiệu khác biệt so với những thương hiệu còn lại. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử hình thành thương hiệu Bloomingdale.

Mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, khách hàng sẽ có được một thông tin về lịch sử của thương hiệu Bloomingdale. Từ đây mà Bloomingdale có được cơ hội quảng bá thương hiệu của mình tới người dùng tốt hơn.

Cộng tác với các Influencer

Việc tìm kiếm các Influencer trở thành đối tác giúp bạn quảng bá thương hiệu là ý tưởng không tồi. Những Influencer có khả năng thu hút nhiều người dùng biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

Starbucks cũng đã áp dụng ý tưởng cộng tác với các Youtuber nổi tiếng để quảng cáo dòng trà Teavana của mình.

Theo dữ liệu thu thập từ công cụ lắng nghe SocialHeat, có đến 78% người dùng mạng xã hội bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người họ tin tưởng. (1) Đặc biệt, Social Influencer là nơi luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người trên cộng đồng mạng. Vì vậy đó sẽ là nơi lý tưởng để họ tìm đến để theo dõi và lắng nghe.

hợp tác giữa Thương hiệu và Influencer

1. Influencer làm Đại Sứ cho Thương Hiệu

Theo nghiên cứu của GroupM, 56% nam giới tuổi từ 15-29 đồng ý rằng, họ sẽ có những suy nghĩ và cuộc thảo luận về một thương hiệu thể thao nếu thương hiệu đó xuất hiện cùng một vận động viên hoặc cầu thủ mà họ yêu thích và khoảng 2/3 dân số Việt Nam vẫn tin vào quảng cáo (Theo TNS Media Việt Nam). (2) Vì vậy, ta có thể thấy đại sứ thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khách hàng.

Đối với nhận thức về thương hiệu trên quy mô lớn, hãy gắn thương hiệu của bạn với Influencer thông qua quan hệ đối tác là đại sứ thương hiệu. Vì Influencer là những người đa dạng lĩnh vực và có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống. Có thể, họ vừa là một photographer nhưng cũng có thể là một người mẫu ảnh. Nên một Influencer cũng đã có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn.

Vai trò của đại sứ có nhiều hình thức, từ việc tạo nội dung, lưu trữ sự kiện, sử dụng tên và hình ảnh của họ để tiếp thị thương hiệu, thúc đẩy bán hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Đại sứ thương hiệu là người đại diện cho hình ảnh cho bạn, họ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt, nếu bạn chọn đúng đại sứ thương hiệu cho cộng đồng khách hàng mục tiêu của bạn, hiệu quả của chiến dịch sẽ được đạt đến mức tốt nhất.

Ví dụ: ca sĩ Đông Nhi là đại sứ thương hiệu của Sunsilk nhờ mái tóc dài và đen tuyền của cô ấy. Hình ảnh và phong cách của Đông Nhi hoàn toàn phù hợp và giúp cô ấy chinh phục được khán giả cũng như thu hút được khách hàng mục tiêu cho thương hiệu của Sunsilk.

hợp tác giữa Thương hiệu và Influencer

2. Influencer trải nghiệm và đánh giá sản phẩm/dịch vụ của Thương Hiệu trên các kênh mạng xã hội

Theo nghiên cứu thị trường năm 2018, chúng ta có những dữ liệu sau đây:

90% người tiêu dùng tin tưởng vào những lời khuyên, lời giới thiệu của các chuyên gia hay người mà họ tin tưởng. Trong khi chỉ 33% tin vào quảng cáo truyền thống.

88% người tiêu dùng xem những lời nhận xét từ người dùng khác trên mạng xã hội có giá trị như lời giới thiệu từ bạn bè của họ. (3) Một cách hiệu quả cao cho các thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng là một chiến lược cộng tác và tài trợ bài viết liên tục. Đây là phương pháp tiếp cận nền tảng cho tiếp thị có ảnh hưởng và cho phép bạn khai thác những người có ảnh hưởng, từ những người có ảnh hưởng hàng đầu về lĩnh vực food, cấp cao đến những người có ảnh hưởng nhỏ với những người theo dõi nhỏ.

Để phương pháp này hoạt động hiệu quả, bạn phải chuẩn bị để gửi nhiều mẫu và có ngân sách để trả tiền cho những người có ảnh hưởng để truyền bá thông tin về sản phẩm của bạn. Đây là một cách hợp tác mà 7Saturday thường thấy nhất.

Với những Influencers, nếu thương hiệu của bạn muốn tạo được ấn tượng với họ hay muốn họ làm việc cùng bạn. Thương hiệu của bạn có thể mời họ tham gia cùng thương hiệu ở nhiều chiến dịch.

Mặt khác, nếu thương hiệu của bạn là kinh doanh các sản phẩm, hãy gửi sản phẩm đó đến những người có ảnh hưởng và phương tiện để tạo đánh giá sản phẩm. Đây là một cách tuyệt vời để khởi chạy một sản phẩm mới ra thị trường vì nó cho phép những người có ảnh hưởng tạo nội dung cho bạn và chia sẻ các đánh giá của họ, điều này sẽ xây dựng nhận thức về thương hiệu. Thông thường, khi Influencers nhận được một sản phẩm nào đó từ thương hiệu, họ sẽ có xu hướng đăng trạng thái trên các kênh truyền thông mà họ sử dụng để nói lên cảm nhận của mình về sản phẩm đó.

Ví dụ: Chương trình Việt Nam Tươi Đẹp được tài trợ bởi Thương hiệu nước mắm Nam Ngư, họ mời các Influencers cùng trải nghiệm các chuyến đi, thưởng thức những dư vị dân gian của Việt Nam và từng món đều có đặc trưng đất Việt đó là nước mắm – mỗi tập đều có những món ăn và cách chế biến nước mắm khác nhau khiến cho món ăn thêm đậm đà hơn. Hoặc thương hiệu có thể tận dụng cách này theo hình thức, ví dụ thương hiệu của bạn cũng là về nước mắm, bạn có thể mời Influencers tham dự hành trình khám phá dư vị Việt Nam, cho họ trải nghiệm quy trình làm nước mắm truyền thông tại ngay địa điểm sản xuất, cho họ nghỉ qua đêm để có thể trải nghiệm toàn bộ quá trình, nếm thử sản phẩm và kết nối với thương hiệu. Cuối cùng, điều này sẽ giúp họ tạo ra nội dung tốt hơn và hấp dẫn hơn nếu bạn gửi cho họ sản phẩm của bạn và hy vọng họ thích (và chia sẻ) nó.

hợp tác giữa Thương hiệu và Influencer

3. Influencer tạo nội dung cho Thương Hiệu

Thay vì tận dụng những người có ảnh hưởng để phân phối nội dung về thương hiệu của bạn, hãy làm việc với họ để tạo nội dung để sử dụng trên các nền tảng của riêng bạn, chẳng hạn như truyền thông xã hội, trang web, blog và các tài liệu tiếp thị khác. Tạo nội dung có thể mang thông điệp và ý tưởng của chiến dịch. Khi Influencer hợp tác với bạn và tạo nên một nội dung nào đó, khán giả sẽ thích thú hơn thay vì thương hiệu tự tạo nội dung và Influencer chỉ việc đăng trên trang cá nhân của mình.

Influencers là những người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp với một bộ kỹ năng độc đáo, vì vậy hãy nghĩ đến những cách khác để bạn có thể tận dụng các kỹ năng của họ và giúp họ có được chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của mình. Influencer là người có nhiều mối quan hệ và họ là người có thể ảnh hưởng cũng như tác động đến người khác, câu chuyện mà họ tự kể sẽ chân thật hơn nhiều so với câu chuyện thương hiệu tạo ra.

hợp tác giữa Thương hiệu và Influencer

4. Tổ chức sự kiện cho Influencer tham gia

Tổ chức sự kiện là một hình thức tuyệt vời nhất khi thương hiệu có thể mời cùng lúc nhiều Influencer tham gia vào sự kiện của mình. Thương hiệu sẽ tạo cho họ cơ hội trải nghiệm thương hiệu và tạo nội dung riêng họ trong một môi trường độc đáo. Thông thường, các Influencer được tham gia chuỗi sự kiện như khai trương, ra mắt phim hoặc sản phẩm mới,… Họ đến với vai trò khách mời và những công việc họ cần thực hiện trong sự kiện tùy thuộc vào yêu cầu của thương hiệu như check in, chụp ảnh với sản phẩm với sự kiện, chia sẻ cảm nhận về thương hiệu.

Khi tổ chức sự kiện có ảnh hưởng, hãy đảm bảo ánh sáng phù hợp để tạo nội dung, quản lý danh sách khách được nhắm mục tiêu và tạo cơ hội chụp ảnh trong suốt sự kiện. Để sau sự kiện, những người tham gia sẽ chia sẻ hình ảnh và cảm nhận của họ để giúp thương hiệu của bạn được hiển thị trên kênh truyền thông của Influencers và giúp tăng tính nhận diện thương hiệu.

7Saturday đã từng thực hiện chiến dịch này với thương hiệu Real Me, đối tượng Influencer sử dụng cho chiến dịch là Micro Influencer, công việc của họ là đến tham gia sự kiện, livestream và check in. Có thể nói đây là một hình thức hợp tác hiệu quả với Influencer, vì cơ bản họ rất thích thú khi được mời tham dự các sự kiện và đặc biệt là những sự kiện ra mắt sản phẩm mới.

hợp tác giữa Thương hiệu và Influencer

5. Liên kết tiếp thị với Influencer

Cuối cùng, tiếp thị liên kết có ảnh hưởng là một chiến thắng nhanh khi thương hiệu hợp tác với Influencer, đặc biệt nếu các sản phẩm của bạn có thể được mua trực tuyến. Tiếp thị liên kết là khi những người có ảnh hưởng kiếm được phần trăm hoa hồng trên tất cả doanh thu do ảnh hưởng và nội dung của họ. Tiếp thị liên kết được theo dõi qua các liên kết duy nhất giúp thương hiệu hiểu đường dẫn giới thiệu của chuyển đổi.

Thay vì thương hiệu tự bán sản phẩm của mình, họ có thể hợp tác với Influencer để tạo ra những ý tưởng bán sản phẩm tốt hơn hoặc cũng có thể giúp thương hiệu tăng tính nhận diện nhờ vào Influencer.

Tạo các buổi event tương tác thương hiệu

Tạo các buổi sự kiện cũng được đánh giá là hoạt động cần thiết trong chuỗi chiến lược về Brand Activation. Đây sẽ là dịp để khách hàng có cơ hội tương tác nhiều hơn với thương hiệu của bạn.

tổ chức events
tổ chức events
Tương tác thương hiệu với người dùng thông qua tổ chức các buổi events

IKEA đã thành công khi tổ chức Câu lạc bộ ăn uống. Ở đây, thực khách có thể tự chuẩn bị bữa ăn cho gia đình dưới sự hỗ trợ của các đầu bếp chuyên nghiệp. Chính vì ý tưởng độc đáo này đã giúp cho IKEA tiếp cận, tương tác tốt giữa thương hiệu của họ với khách hàng.

Giúp khách hàng nhận thức tốt về cuộc sống

Phát hiện những điều mà khách hàng thường yêu thích trong cuộc sống cũng là dữ liệu để bạn triển khai Brand Activation tốt hơn.

DirecTV đã tìm được sự yêu thích của người dùng về chương trình Sunday NFL Football. Và họ đã bắt đầu điều chỉnh chương trình bằng cách để người tham dự có thể xem những trận đá bóng trên TV khổng lồ. Đặc biệt, người dùng có thể ăn uống, chụp ảnh tại đây cùng với các đạo cụ có đính kèm thương hiệu DirecTV.

Bạn thấy đấy, vậy là DirecTV đã thành công quảng bá thương hiệu của mình đến với người dùng của họ.

Tổ chức buổi thử nghiệm sản phẩm mới

Ý tưởng cuối cùng mà mình gợi ích cho bạn trong quá trình thực thi Brand Activation chính là tổ chức buổi thử nghiệm tính năng mới của sản phẩm.

thử nghiệm sản phẩm mới
thử nghiệm sản phẩm mới
Ý tưởng thử nghiệm sản phẩm mới được ứng dụng nhiều khi triển khai Brand Activation

Apple là một trong các thương hiệu đã thành công trong việc cho người dùng thử nghiệm tính năng mới của iPhone 7. Buổi thử nghiệm này được tổ chức thông qua chiến dịch “One Night on iPhone 7” đã giúp người dùng thấy được rõ ràng những điểm cải tiến trong chiếc iPhone 7 thời thượng.

Triangle Head đã chia sẻ đến bạn toàn bộ kiến thức về Brand Activation là gì. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ nắm vững được Brand Activation là gì, các dạng phổ biến của Brand Activation. Đặc biệt là 8 ý tưởng giúp bạn có được chiến dịch Brand Activation hiệu quả.

tìm thuê bục photo booth 360 độ
tìm thuê bục photo booth 360 độ

Trend là gì? Hot trend là gì? Các trend hot hiện nay năm 2023

 

Xu hướng là từ tiếng Anh có nghĩa là khuynh hướng, phương hướng của một vấn đề, một sự kiện. Trong lĩnh vực marketing, Trend được định nghĩa là xu hướng mới, đang và sẽ hấp dẫn trên thị trường. Bạn cần bắt kịp những xu hướng này để có thể đưa ra những chiến lược marketing phù hợp và thành công.

Khái niệm “Theo xu hướng”

Du trend là một từ ghép, kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt, vì vậy để hiểu được thuật ngữ này bạn cần phân tích riêng từng từ.

Theo từ điển tiếng Việt bạn sẽ thấy chữ “đu” ở đây nằm trong từ “du” có nghĩa là khiếm nhã, đùa giỡn. Nhưng trong tình huống này, bạn có thể hiểu từ “yes” có nghĩa là đi theo ai đó để làm gì đó. Tuy nhiên, từ này mỉa mai nhiều hơn là khen ngợi.

  1. Xu hướng nóng là gì?

Hot trend là thuật ngữ chỉ những trào lưu nổi tiếng, thu hút được nhiều sự chú ý và đón nhận của mọi người trong một khoảng thời gian nhất định. Đây không chỉ là một xu hướng thu hút sự chú ý của mọi người mà còn có thể khiến nhiều người theo dõi và làm theo.

Xu hướng hot được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực từ công nghệ, thời trang hay âm nhạc,… Do đó, người kinh doanh cần cập nhật xu hướng nhanh nhất có thể để tạo dựng vị thế vững chắc. chắc chắn trên thị trường.

  1. Xu hướng Facebook là gì?

Xu hướng Facebook là những trào lưu, chủ đề, thông tin nổi bật. Trào lưu trên Facebook có đặc điểm nổi lên rất nhanh nhưng cũng lặn rất nhanh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cập nhật những xu hướng này để tạo hiệu ứng lan truyền tốt hơn cho thương hiệu của mình.

  1. Google xu hướng là gì?

Google trends có thể hiểu là Google xu hướng. Bạn có thể sử dụng công cụ Google để tìm kiếm những xu hướng mới, thông tin hot cả trong và ngoài nước.

  1. Top thịnh hành Youtube là gì?

Trending Youtube là những video nổi tiếng thu hút sự chú ý và theo dõi của mọi người. Hiện tại, Youtube là nền tảng video lớn nhất thế giới, vì vậy bạn có thể truy cập và dễ dàng cập nhật những xu hướng hot nhất.

Khái niệm “Theo xu hướng”

Du trend là một từ ghép, kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt, vì vậy để hiểu được thuật ngữ này bạn cần phân tích riêng từng từ.

Theo từ điển tiếng Việt bạn sẽ thấy chữ “đu” ở đây nằm trong từ “du” có nghĩa là khiếm nhã, đùa giỡn. Nhưng trong tình huống này, bạn có thể hiểu từ “yes” có nghĩa là đi theo ai đó để làm gì đó. Tuy nhiên, từ này mỉa mai nhiều hơn là khen ngợi.

Như đã giải thích ở trên, Trend là xu hướng đang thịnh hành và nhận được sự quan tâm lớn của mọi người.

Vậy ta có thể hiểu “ăn theo trào lưu” là hành động bắt chước/làm theo hành động/việc làm/lời nói của ai đó. Chẳng hạn như trào lưu: “Tôi tuyệt đỉnh” của Binz tại chương trình Rap Việt đã tạo nên một làn sóng lớn trên các trang mạng xã hội.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TOP Ý TƯỞNG Hotrend 2023 👍👍👍 Brand Activation Cần biết khi chạy Kich hoạt thương hiệu”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích…

Shopping Cart